Câu hỏi ôn tập đồ án kiến trúc dân dụng mới nhất 2024

Câu hỏi ôn tập đồ án kiến trúc dân dụng mới nhất 2024

Xin chào bạn, tôi BIM EDU  (Nick FB Develope Partner) đây ạ, hiện tại tôi sở hữu 1 thư viện khổng lồ trên 1000GB gồm Autocad- Revit- Sketchup- Enscape- Robot structural- Etabs- Sap, để phục vụ cho các khoá học tại Trung Tâm BIM Edu, tôi thấy rất nhiều người cần nên tôi chia sẽ miễn phí hoàn toàn, hy vọng sẽ giúp ích đến các bạn!

Có thể liên hệ tôi qua các kênh sau:

Kênh Youtube: BIM Edu 

Kênh Tiktok: BIM Edu 

Nhóm Zalo trao đổi : 0978.449.221

Page FB: Revit Đà Nẵng

Page FB: Autocad Đà Nẵng

Page FB: Cty BIM House

Group FB: BIM House-  BIM Edu

1. Khái niệm về kiến trúc

2. Hãy trình bày các đặc điểm của kiến trúc. Các đặc điểm đó thể hiện trong công trình (đồ án) của anh (chị) như thế nào?

3.Hãy trình bày bốn yêu cầu của kiến trúc?

4.Các cách phân loại công trình kiến trúc dân dụng (phân loại theo biện pháp xây dựng, phân
loại theo chức năng sử dụng, phân loại theo chiều cao công trình.v.v…)

5. Phân cấp công trình xây dựng dựa trên các yếu tố nào?

6. Ý nghĩa của các bản vẽ/thiết kế:
Mặt bằng tổng thể
Mặt bằng các tầng
Mặt đứng
Mặt cắt
Mặt bằng mái

7. Vì sao phải sử dụng hệ thống mô đun. Mạng lưới mô đun là gì ? Mô đun bội số nào thường được sử dụng trong KTDD, trong kiến trúc công nghiệp.

8. Chức năng của hệ trục định vị (còn gọi là trục mô-đun).

9. Các kích thước cơ bản : Nhịp nhà (khẩu độ), bước cột, chiều cao trung bình của tầng nhà.

10. Các kích thước riêng : kích thước danh nghĩa, kích thước cấu tạo, kích thước thực.

11.Khi ghi kích thước có mấy hàng ? Ý nghĩa của các hàng kích thước.

12. Thế nào là chiều cao thông thủy, chiều cao tầng nhà ?

13. Đặc điểm kiến trúc nhà ở.

14. Phân loại kiến trúc nhà ở và đặc điểm mặt bằng các loại nhà ở.

15. Nêu đặc điểm các loại nhà chung cư :
Nhà kiểu đơn nguyên (đơn nguyên đầu hồi, đơn nguyên điển hình, đơn nguyên chuyển tiếp). Ảnh hưởng của việc bố trí khu phụ (WC, bếp) trong mặt bằng đơn nguyên.
Nhà kiểu hành lang : nhà kiểu hành lang giữa và hành lang bên.
Nhà tháp. Loại nhà ở đa dụng (mixed use) là gì ?

17. Các hệ số kinh tế kỹ thuật trong nhà công cộng và nhà ở : Hệ số sử dụng K1, hệ số mật độ xây dựng K0, hệ số khối tích K2. Ý nghĩa của các hệ số này.

18.Đặc điểm của kiến trúc nhà công cộng

19.Các cách phân loại nhà công cộng.

20.Các dạng tổ chức mặt bằng nhà công cộng :
Tổ chức không gian phòng lớn
Tổ chức tập trung quanh trung tâm
Tổ chức liên hệ xuyên phòng
Tổ chức phân khu theo chức năng
Tổ chức liên hệ bằng hành lang.

20.Yêu cầu thiết kế một số phòng chính trong nhà công cộng: phòng làm việc, phòng học, phòng thí nghiệm. Một số yêu cầu thiết kế phòng tập trung đông người.
Yêu cầu thiết kế hội trường.
Yêu cầu thiết kế phòng WC, tiền sảnh trong nhà công cộng.

21. Các yêu cầu thiết kế cầu thang trong nhà công cộng( Yêu cầu về chiều rộng bậc, chiều cao bậc, bề rộng vế thang, bề rộng chiếu nghỉ, chiều cao tay vịn, khoảng hở giữa hai vế thang, khoảng điều hòa).

22.Yêu cầu thiết kế thang máy (thang máy lên thẳng- lift, thang thoải tự động escalator).

23.Một số khái niệm về nhìn rõ (điểm quan sát thiết kế, tia nhìn, độ nâng cao tia nhìn, nhìn rõ hạn chế, nhìn rõ không hạn chế).

24.Hai trường hợp thoát người: thoát người trong điều kiện bình thường và thoát người khi có sự cố.

25.Các yêu cầu thoát người ra khỏi phòng: nêu 5 yêu cầu mà anh (chị) cho là quan trong nhất trong việc thoát người ra khỏi phòng.
Các yêu cầu thoát người ra khỏi công trình trong đó cần nắm vững các yêu cầu sau:
Khoảng cách tối đa từ của phòng đến cầu thang xa nhất cho phòng tại các vị trí: giữa hai cầu thang và nằm trên hành lang cụt.
Chiều rộng của hành lang thoát và cầu thang thoát trong nhà công cộng (đối với công trình biểu diễn và các công trình khác).
Các yêu cầu chung về lối thoát ngoài nhà (phải có tín hiệu chi tiết, màu chỉ đường, không được thắt nút cổ chai v.v…)

26. Kết cấu được sử dụng trong công trình của anh (chị) là kết cấu tường chịu lực hay khung chịu lực? Nếu là kết cấu tường chịu lực thì là kết cấu tường ngang hay tường dọc chịu lực? Nếu là kết cấu khung chịu lực thì là kết cấu khung ngang hay khung dọc chịu lực?

27. Trong công trình của anh (chị) đã sử dụng loại móng gì? Vì sao lại chọn loại móng đó?

28. Các thành phần của móng.

29. Nêu cầu tạo của móng tại khe lún và khe nhiệt độ.

30. Mũ che khe lún là gì ? Tác dụng.

31. Nêu cấu tạo của móng nhà mới tiếp xúc với nhà cũ.

32. Nêu cấu tạo chống thấm và chống nóng cho mái bằng.

33. Giằng tường là gì? Khi nào sử dụng giằng tường trong công trình. Vị trí của giằng tường.
Trong công trình của anh (chị) có bố trí giằng tường không? Vì sao?
Các hình thức móng. Phân biệt móng băng với móng bè.

34. Phân biệt móng nông và móng sâu. Móng cứng và móng mềm. Móng lệch tâm?

35. Hãy nêu các bộ phận của tường gạch.

36. Hiểu như thế nào là nhà cấp 4

37. Phân biệt mái bằng với mái dốc.

38. Các biện pháp tạo độ dốc cho mái bằng.

39. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ dốc của mái.

40. Loại sàn BTCT dung trong công trình của anh (chị) là loại sàn gì?

41. Kích thước của dầm chính trong công trình của anh (chị) là bao nhiêu (chiều cao dầm, chiều rộng dầm, chiều dài dầm)?

42. Chức năng của dầm, cột trong công trình của anh (chị). Chức năng của tường.

43. Cấu tạo mái ngói, mái tole và fibro ximăng

44. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ dốc mái?

45. Thế nào là độ dốc 40%, 10% ? Độ dốc 45 độ bằng bao nhiêu phần trăm ?

46. Kích thước dầm chính dùng trong công trình của anh (chị) bằng bao nhiêu ?

47. Các hình thức dầm cầu thang. Gọi tên.

48. Cầu thang trong công trình của anh (chị) sử dụng là loại cầu thang gì (kiểu bản hay kiểu bản dầm) ? Dâm limông (cốn thang) là gì ?

49. Thế nào là móng cọc chống, móng cọc ma sát.

Các khoá học được đào tạo tại BIM EDU.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *