Thế nào là Shop Drawing?

Kinh nghiệm Triển khai bản vẽ Shop Drawing thép Xin lỗi để các bác chờ lâu, thấy cũng nhiều anh em quan tâm, bây giờ mình mới có thời gian viết bài 
1.Mở đầu:
Công tác shop là một công tác dẫn đường cho thi công ngoài hiện trường, một công tác rất quan trọng, nếu sai sẽ trả giá rất đắt( phá đi làm lại). Shop drawing nghĩa là triển khai bản vẽ thi công, bất cứ công việc nào đều phải có shop, ví dụ như shop thép, shop xây, shop đào đất…. Nói một cách ngắn gọn công tác Shop drawing chính là công tác biến bản vẽ thiết kết hành bản vẽ thi công, để có thể đưa cho anh em kĩ sư và tổ đội nhìn vào bản vẽ có thể thi công được.
2.Tại sao lại phải có shop, shop là gì?
Bản vẽ thiết kế của đơn vị thiết kế không diễn tả hết, không bày ra cho chúng ta tất cả thông tin về một cấu kiện, để lấy thông tin một cấu kiện,bạn phải tổng hợp thông tin ở nhiều bản vẽ khác nhau. Ví dụ: thép dầm a, thì chiều dài, vị trí của dầm a nằm trong bản vẽ mặt bằng, còn thép thì nằm ở bản vẽ mặt cắt thiết kế, bố trí cắt thép thế nào thì chưa biết…
Mội ví dụ nưa là tường xây, mặt bằng kiến trúc đã quy định vị trí tường, nhưng có quy định thêm là cứ 3m bổ một trụ bê tông, nhưng trong bản vẽ thiết kế tường thì không có thể hiện trụ thế nào, đặt ở đâu…
Qua 2 ví dụ trên các bạn đã thấy cần phải có một công tác tổng hợp những thông tin về một cấu kiện lại trong một bản vẽ, nhắm giúp người kĩ sư thi công, tư vấn, chủ đầu tư nắm bắt được mà gọn nhẹ, mặt khác phải có một bản vẽ làm cơ sở để thanh toán sau này, khi được chủ đầu tư và tư vấn kí vào. Nó chính là công tác shop drawing, người làm shop sẽ ra một bản vẽ tông hợp tất cả các thông tin và quy định của cấu kiện, được sự đồng ý của TVGS và CDT thì sẽ được đưa ra để thi công, và làm cơ sở bản vẽ hoàn công sau này .
3. Nguyên tắc của làm shop drawing nói chung và đề tay thép nói riêng-Tuân thủ đúng theo thiết kế và quy định của thiết kế?
– Dễ hiểu, dễ đọc, gọn gàng chi tiết, đầy đủ thông tin về cấu kiện như kích thước, cốt, thép… để người kĩ sư thi công có thể làm theo.
Với đề tay thép nói riêng: tuân theo thứ tự ưu tiên sau:
– Phải biết sử dụng autocad nhanh và thành thạo
– Đề tay ra phải đúng theo thiết kế, số lượng thép, khoảng các đai, chủng loại thép. và công tác quan trọng nhất là phải nối đúng miền nối được quy định trong chỉ dẫn thiết kế.
– Đề tay thép phải ra sao cho số lượng DC (thép vụn) là ít nhất
– Đề tay thép phải ra sao cho thuận tiện cho thi công, thi công dễ nhất
Theo mình biết thì đề tay thép có nguồn gốc từ chữ detail thép, tức là chi tiết thép, chúng ta đọc lái đi hoặc do hồi xưa phát âm không chuẩn. Trên đây bạn nào chưa biết thì đã hình dung được công tác shop, ra đề tay là như thế nào rồi. Trở về với kinh nghiệm ra đề tay thép
1. Ra đề tay để đúng thiết kế
Thông thường người ra đề tay trươc tiên phải đọc chỉ dẫn thiết kế của đơnvị thiết kế, nó thương là những bản vẽ đầu tiên trong tập bản vẽ thiết kế thicông. trong chỉ dẫn này nó quy định những nguyên tắc suyên suốt trong quá trìnhra đề tay.
Ví dụ như:
– Quy định về miền nối thép dầm: 1/4L hai đầu dầm không được nối thép lớp trên,chỉ được nối ở 2/4 ở giữa
– Quy định về miền nối thép cột: nối ở 2/4xH với H là chiều cao từ sàn tới đáydầm, không được nối ở chân hoạc đỉnh
– Quy định về neo cốt thép: vơi thép lớp trên là 40d, thép lớp dưới là 25d
– Quy định về cắt cốt thép: vơi thép lớp trên được cắt ở 1/3 giữa nhịp, thép lớpdưới được cắt ở 1/8 hai đầu nhịp
………………………………………..
Nó là những quy định buộc chúng ta phải tuân theo. không được phép làm trái
đây là ưu tiên hàng đầu cho người làm shop.
Để ra đè tay đúng thiết kế thì đơn giản, cứ làm theo nhữngquy tắc thiết kế thôi.
Chốt lại vấn đề này làphải nắm đươc quy định của thiết kế, để chạy thép nối thép đúng
2. Ra đề tay sao cho thép vụn ít nhât
Thông thường địnhmức thép vụn ở mức 2 đến 3%, mà các bạn cắt nát thép ra, thì chỉ tổ bán được nhiều sắt vụn, đi lien hoan, còn công ty lỗ chổng vó
Một cây thép có chiều dài 11.7m, nếu cứ nối lien tiếp với nhau e rằng nằm trong vùng không được nối, vì thế người làm đề tay phải có phương án cắt thép sao cho mối nối nắmtrong vùng an toàn cho phép nối.
Vấn đề của ngườira đề tay thép là phải căn chỉnh chiều dài cây thép sao cho nằm trong vùng nối,sẽ phải cắt thanh dài, thanh ngắn, nhưng các bác nên ưu tiên nên chọn những cây thép có chiều dài 11.7m; 2,925m; 3,9m; 5,85m, 7,8m để ướm vào bản vẽ.Vì sao? Vì khi cắt như thế thì không bị thừa thép, 11,7m cắt đôi được 2 cây 5,85, cắt làm 3 thì được 3 cây 3,9; cắt làm 4 thì được 4 cây 2,925
Trong trường hợp đã ướm những cây đó vào nhưng không được thì nên cắt những cây thép sao cho mẩu thép thừa từ lần cắt đó càng lớn càn tốt, vì những mẩu nhỏ tầm 2m chằng sử dụng được gì ngoài đem bán( nếu một cây dùng để nối mất xừ 80d rồi)
Bạn phải chạy thép sole nữa, sole cho từng lớp để đảm bảo không quá 50% nối, trường hợp lớp thép có 3 cây thì vẫn chấp nhận được chỗ nối 1, chỗ nối 2
Chốt lại vấn đề này là sử dụng ưu tiên những thanh thép là ước số của 11,7m để chạy thép.Và nếu không được thì nên cắt sao cho thép vụn dài nhất để sử dụng cho lần sau, cho những nhịp ngắn.
3. Ra đề tay sao cho thi công thuận tiện nhất
– Nhiều bạn ra đề tay mà ra thợ không biết luồn lắp kiểu gì, để thanh thép cong quá dài luồn khó, hoặc nhiều dầm phụ gác lên dầm chính mà không bóp chiều cao đai dầm chính lại dẫn đến trồi thép dầm phụ lên mặt sàn. Đây chính là kinh nghiệm của người ra đề tay được sử dụng, các bạn luôn phải hình dung trong đầu thợ lắp thế nào
– Sắp xếp bản vẽ thật gọn gang, hợp lý, các thông số rõ rang, khi in ấn nét đậm nét nhạt thể hiện được, chứ không đánh đồng tất cả các nét, dễ nhầm
Khi vẽ nhớ quy định màu chuẩn cho từng loại để khi in có nét đậm nét nhạt
Chốt lại vấn đề này là luôn phải nghĩ trong đầu mình làm phương án này thợ thi công lắp dựng được không, và kĩ năng vẽ và in ấn phải ngon ngon
4. Kĩ năng vẽ Autocad
– Nhất thiết bạn phải vẽ được, vẽ thành thạo, nhanh, thì mới mong làm đề tay kịp tiến độ, vì thường tiến độ thi công ép rất nhanh, bạn phải làm xong, nộp tư vấn check, ban check cũng mất mấy ngày. Thao tác trên bạn phím thường không có thời gian nghỉ tay, nói thế thôi chứ làm nhiều thì quen mà, cũng từng đó bước. nếu không biết vẽ cad, bạn đừng mơ làm shop
Suy cho cùng làm shop cực dễ,chứ không khó như ta tưởng, như một số người dấu nghề, cho rằng biết ra đề tay là giỏi, nhưng thú thực đó chỉ là một mảng kiến thức nhỏ bé trong cái thế giới xây dựng vô vàn này. Mình ghét nhất là giấu nghề, người giỏi là người biết làm những cái mà người khác có học cũng không thể làm được, chứ không phải là khư khư giấu diếm.
Sau đây là các bước làm một đề tay thép dầm
1. Đọc nắm được hết bản vẽ thiết kế dầm định lam, quy định thiết kế
2. Copy hết tất cả các dự liệu cần thiết vào một khu vực trong cad để tiện nhìn:
Đó là copy mặt cắt gối, mặt cắt nhịp, tiến hành sửa sàn mặt cắt
Để trích xuất được một cái dầm từ bản vẽ ta dùng lệnh extrim, vẽ một hình chữ nhật bao quanh cái dầm trên mặt bằng, tiến hành extrim toàn bộ phần ngoài hình chữ nhật, ta được phần trích xuất dầm, move về vị trí của mặt cắt để dễ làm, vẽ lại cột, chỉnh sửa lại dầm để tiến hành vẽ thép
3. Vẽ thép trong dầm, vẽ thép đai trước, vẽ thép dọc sau, rồigán các thông tin từ mặt cắt vào, kết thúc bước này ta có được một dầm có thép dọc thép đai. Kích thước bố trí thép đai, kích thước miền nối
4. Tiến hành chạy thép lớp trên, rồi lớp dưới. đo kích thước thép, viết kí hiệu, chỉnh sửa bản vẽ
Hãy like và chia sẻ nhé các bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi, hay cảm nhận nào bạn hãy comment bên dưới bài viết này nhé. Cảm ơn bạn đã ghé thăm website

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *